Tiểu đường thai kỳ có thực sự nguy hiểm

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đừng xuất hiện trong thời kỳ mang thai. Do các triệu chứng rất mờ nhạt nên ít người phát hiện ra bệnh. Bệnh có thể chấm dứt sau khi sinh nhưng cũng có thể phát triển thành tiểu đường typ 2.

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh

 

Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh tiểu đường thai kỳ không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ rệt nào, người bệnh hầu như không cảm nhận được sự khác biệt nào như khát nhiều, uống nhiều hay tiểu nhiều.

 

Phát hiện tiểu đường thai kỳ bằng việc kiểm tra đường huyết thường xuyên

 

Ai dễ bị tiểu đường thai kỳ

 

Bất kỳ người phụ nữ mang thai nào đều có thể trở thành nạn nhân của tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên với một số đối tượng sau thì nguy cơ thường cao hơn, gồm:

 

-         Phụ nữ mang thai trên 30 tuổi

 

-         Gia đình có tiền sử bị tiểu đường

 

-         Sinh con to hơn 4kg

 

-         Từng bị thai lưu không rõ nguyên nhân

 

-         Thuộc đối tượng nguy cơ của tiểu đường: thừa cân, béo phì,…

 

-         Chủng tộc: những người da đen, gốc Tây Ban Nhan, Mỹ, Ấn Độ hay châu Á có khả năng bị bệnh cao hơn.

 

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

 

Người có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ nên thăm khám trước khi mang thai để bác sĩ đánh giá khả năng bị bệnh. Khi mang thai, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hợp lý cho nhóm đối tượng này.

 

Nếu phát hiện bị bệnh tiểu đường thai kỳ, người bệnh cần thăm khám bác sĩ định kỳ trong suốt thời gian mang thai để theo dõi sức khỏe cho cả mẹ và bé. Trong 3 tháng cuối, bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu. Người bệnh cũng có thể cần sự giúp đỡ của một chuyên gia din dưỡng để có chế độ ăn phù hợp để kiểm soát đường huyết.

 

Sau khi sinh, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm tra đường huyết thường xuyên trong khoảng 6 tuần đầu.

 

Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ

 

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thật sự của tiểu đường thai kỳ. Theo một số chuyên gia, trong thời gian mang thai, nhau thai bao quanh em bé phát triển một loạt các kích thích tố, chúng làm giảm tác động của insulin ở các tế bào khiến đường huyết tăng cao. Khi thai nhi phát triển, nhau thai sản xuất nhiều khiên bệnh trở nên nặng hơn và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tiểu đường thai kỳ thường phát triển trong nửa cuối thai kỳ, ít nhất vào tuần thứ 20.

 

Hậu quả của tiểu đường thai kỳ

 

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai vẫn có thể sinh ra đứa con hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát bệnh tốt có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm cho cả bân thân người bệnh và thai nhi.

 

Các hậu quả với trẻ:

 

-         Thai nhi có trọng lượng lớn do đường đi qua nhau thai làm cho tuyến tụy của thai nhi sản xuất thêm insulin. Trẻ có cân nặng quá lớn dẫn đến khó sinh.

 

-         Hạ đường huyết ở trẻ sau sinh gây co giật. Có thể cho trẻ ăn ngay để đường máu trở về bình thường.

 

-         Hội chứng suy hô hấp ở trẻ: trẻ có thể phải thở máy sau sinh đến khi phổi phát triển toàn diện

 

-         Vàng da sau sinh

 

-         Dễ bị tiểu đường typ 2 khi trưởng thành

 

-         Khó phát triển bình thường về cả thẻ chất và trí tuệ.

 

Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến bà mẹ

 

-         Tiền sản giật. Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, một điều kiện đặc trưng bởi huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và bé.

 

-         Nhiễm trùng đường tiểu. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu trong khi mang thai cao gấp 2 lần phụ nữ bình thường, nguyên nhân do dư thừa đường trong nước tiểu.

 

-         Tăng nguy cơ bị tiểu đường trong tương lai.

 

Phụ nữ mang thai sẽ được làm một xét nghiệm sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ trong khoảng 3-6 tháng đầu của thai kỳ.

 

 

Tập luyện thường xuyên có thể giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

 

Phương pháp điều trị

 

Kiểm soát lượng đường trong máu giúp em bé khỏe mạnh và tránh các biến chứng trong thời gian sinh.

 

-         Theo dõi lượng đường trong máu. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra lượng đường trong máu 4 - 5 lần một ngày, điều đầu tiên vào buổi sáng và sau bữa ăn để đảm bảo rằng đường huyết trong giới hạn cho phép.

 

-         Chế độ ăn uống: Chọn loại và số lượng thực phẩm là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh cũng giúp ngăn ngừa tăng cân quá mức trong khi mang thai, khiến quá trình sinh nở dễ gặp biến chứng.

 

-         Một chế độ ăn uống khỏe mạnh thường bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và ít chất béo và calo vào chế độ ăn uống  và hạn chế carbohydrate bao gồm cả bánh kẹo. Mặc dù vậy, không có chế độ ăn uống duy nhất dành cho mọi phụ nữ mang thai. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp.  

 

-         Tập thể dục. Tập thể dục làm giảm lượng đường trong máu bằng cách vận chuyển đường đến các tế bào để sản sinh ra năng lượng. Tập thể dục cũng làm tăng độ nhạy cảm với insulin, có nghĩa là cơ thể cần ít insulin để vận chuyển đường đến các tế bào. Thường xuyên tập thể dục cũng có thể ngăn ngừa một số biểu hiện khó chịu của thai kỳ, chẳng hạn như đau lưng, chuột rút cơ bắp, táo bón và khó ngủ. Những bài tập như đi bộ, đạp xe, bơi lội hay yoga rất tốt cho phụ nữ mang thai.

 

-         Thuốc: nếu chế độ ăn uống và tập luyện không đủ, người bệnh có thể phải sử dụng insulin hoặc thuốc uống để giảm đường trong máu.

 

Bạn hoàn toàn có thể phòng chống tiểu đường thai kỳ bằng cách chuẩn bị sức khỏe tốt và cân nặng hợp lý trước khi mang thai. Nếu thuộc đối tượng nguy cơ cao, bạn có hãy sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ để phòng ngừa nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

 

Viết bình luận